Thứ Ba, 28 tháng 7, 2009

NGHĨA TRANG BIÊN HÒA _ TƯỢNG THƯƠNG TIẾC

THƯƠNG TIẾC


ANH HY SINH, LÁ CỜ IN VẾT ĐẠN
EM VÁ CỜ, EM VÁ MÃNH GIANG SAN
Hội Nghị Diên Hồng _ Hoạt cảnh



TẤM LÒNG YUKON

Mỗi người con dân miền Nam ra đi với hai bàn tay trắng, chỉ mang theo lá cờ vàng trong trái tim và tấm lòng thương yêu đất mẹ, nơi họ đa được sinh ra và lớn lên trong tự do hạnh phúc. Tấm lòng đó, ngọn cờ đó, lại một lần nữa dấy lên nơi một vùng đất xa xôi lạnh lẽo : Yukon.

Yukon có tổng diện tích 482,443km vuông với núi non trùng trùng điệp điệp, rừng thông bạt ngàn, khí hậu lạnh lẽo, Yukon quả thật không lý tưởng mấy cho việc ngụ cư vì thế dân cư không đông và người Việt nam ta đến đó cư ngụ có thể đếm được trên đầu ngón tay.
Thế mà nơi đây đã chất chứa một tấm lòng son sắt, dũng cảm và chính nhờ thế lá cờ vàng được tung bay trên bầu trời Yukon trong ngày quốc khánh Canada 01-07-2009 với sự đón nhận của người dân Yukon.

Vùng đất trầm lặng, con người hiền hoà, vì vậy những người Việt sống ở đây cũng lặng lẽ, lo làm ăn, tạo dựng đời sống mới trên vùng đất mới. Vì lá cờ đỏ tràn ngập trên quê hương họ, những người VN tỵ nạn, đẩy họ ra biển cả, tìm đường sống trong cái chết, thế mà bỗng đâu lá cờ đỏ lại một lần nữa đến khuấy phá sự yên vui hạnh phúc của họ. Và lời kêu cứu của Yukon đã vang lên một năm về trước, kêu gọi chiến hữu khắp năm châu đến tiếp cứu Yukon, Yukon cô đơn, Yukon ít người, Yukon không có quyền thế, tiền bạc như thế lực đỏ đang muốn nuốt chửng người Việt Yukon.

Tháng 8-2008, những tấm lòng khắp nơi trên đất nước Canada đổ về Yukon, hợp lực với những tấm lòng Yukon đa đẩy bật được lá cờ đỏ trong ngày lễ hội các sắc dân.
Năm nay, lại một lần nữa, Yukon kêu cứu. Yukon như mái nhà Tây nguyên, mất Tây nguyên, miền Nam mất nước, nếu thí điểm Yukon bị làn sóng đỏ xâm lấn thành công, cờ đỏ sẽ từ từ tràn ngập đất nước Canada. Yukon, lạnh lẽo, Yukon ít người Việt, đó là nơi lý tưởng cho sự bắt đầu đặt lá cờ đỏ.Không, không thể được, ở đâu có lá cờ đỏ, ở đó có đấu tranh hoặc bỏ xứ ra đi.

Lần này thì hết đường đi vì thế phải chiến đấu. Tấm lòng Yukon đa gào lên, thế là anh em đổ về, cùng nắm tay Yukon, không để lá cờ đỏ cắm trên vùng đất thân yêu của mình. Khác năm trước, năm nay trận đánh gay go hơn vì không phải trực diện với lá cờ đỏ mà là chinh phục người dân Yukon.
Phải cho người dân Yukon biết sự hiếu hoà của ngườiViệt tỵ nạn, văn hoá cùng nếp sống của người dân Việt như thế nào.Sau mưu toan của Đảng CSVN cài người trong Ban Tố Chức Whitehorse Heritage Festival(WHF) với dụng ý dùng chiêu bài Văn Hoá để tuyên truyền chính trị cho Đảng qua việc chọn cờ máu đã bị đánh bại năm ngoái, thì năm nay, BTC bãi bỏ diễn hành đồng thời yêu cầu các sắc dân tham dự WHF không được phép dùng cờ nào khác ngoài cờ Canada, mà thực chất chỉ muốn triệt hạ Cờ Vàng, cùng đề bạt người chọn lá cờ đỏ vốn là thành viên CS trong BTC lên nắm chức chủ tịch WHF, còn Chủ tịch năm ngoái xuống làm ...phó, và mời đại diện đại sứ VC tại Canada đến tham dự... Thật nhức đầu !!! Vì là chủ tịch nên bà ta có quyền từ chối sự tham dự của người Việt Tỵ nạn. Nếu cố gắng tham dự sẽ …sập bẫy !!!

Tương kế tựu kế, chuyển sang mặt trận khác, tế nhị hơn.Điều khó khăn của người Việt tỵ nạn tại Canada trong việc bảo vệ lá cờ vàng vì họ chủ trương không thể hoà hợp hoà giải với CS. Đã bao lần người Việt tỵ nạn bị CS lừa gạt nên nay họ dứt khoát nói không, không hoà hợp hoà giải với CS.
Trong khi CS rất muốn điều này để nuốt chửng đám người lưu vong tỵ nạn và CS đa cố gắng làm cho được qua nghị quyết 36. Họ đến ve vãn, mua chuộc những tấm lòng Yukon nhưng thất bại. Không ai mua được con tim yêu nước của những người Việt tỵ nạn son sắt sống ở miền đất lạnhYukon.

Canada lại là một đất nước tôn trọng quyền tự do, đặt nặng vấn đề nhân quyền, là một nước yêu chuộng hoà bình, họ rất ngưỡng mộ những ai hy sinh cho hoà bình. Trận chiến này quả thật là gay go. Chúng ta làm thế nào để cho người dân Yukon thấy được sự hiếu hoà của người Việt tỵ nạn mà vẫn bảo vệ được lá cờ vàng ???!!! 22-06-09, nhóm Ontario đến Yukon, ngày 25-06, nhóm Alberta có mặt, nếu chờ nhómVancouver đến ngày 28 -06 thì sợ không kịp nên quyết định việc gì phải làm trước thì người đến trước sẽ đảm trách. Bàn bàn luận luận, sức yếu, người ít, làm được gì bây giờ ? Cố gắng.Muốn để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người dân Yukon, cả nhóm quyết định diễn hành với xe hoa ? Ai làm ? Khó quá. Thế nhưng vì nhớ câu :”Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” nên vẫn quyết tâm vượt qua,.Cuối cùng hình tượng Hai Bà Trưng được dùng để làm chủ đề cho xe hoa, vừa giới thiệu được văn hoá, lịch sử VN, vừa làm đẹp xe hoa. Lấy xe truck làm khung xe hoa.

May mắn thay, trong đoàn Alberta có người biết chút ít về mộc xung phong đóng khung xe, người nhận may áo khoát cho hai bà, kẻ nhận kết hoa. Các chị Toronto phụ trách ẩm thực. Toronto còn đem đến những khăn quàng vàng ba sọc đỏ thật đẹp, biếu mỗi người một cái, quàng vào cổ ngày diễn hành.
Thật là một sáng kiến độc đáo. Yukon không cho cầm cờ, đoàn người Việt quấn cờ vào cổ. Mọi người đều hoan hỉ bắt tay vào việc.Thuê xe truck về, chưa ai tưởng tượng hình dáng chiếc xe hoa sẽ như thế nào !!!. Phe nam ra sân phụ anh làm khung, tay cầm tay vịn, phút chốc khung xe hoa thành hình, chỉ chờ… hoa.
Bên trong các chị, người may, người kết hoa, người lúi húi làm bếp (không có các chị này là … đói). Sau mấy ngày cặm cụi, áo khoát hai bà hoàn tất, những xâu hoa được kết thành từng giải được đem ra trang hoàng, giấy nhiễu cuốn phủ ngoài các thanh gỗ sần sùi xem không đến nỗi tệ.Chỉ lo một nỗi … mưa !!! Vậy là lại thêm việc, cưa khung gỗ ngắn bớt để đưa xe vàogarage cho an toàn.

Xe truck bây giờ phủ đầy hoa vải xanh đỏ tím vàng, giấy nhiễu dán khắp thân xe, đuôi giấy bay phất phới, điểm thêm bong bóng đỏ, vàng với hình cờ vàng và cờ Canada trông rất vui mắt, trái tim của những người tham dự cũng vui theo. Ngày 1-07 có một gian hàng bán chả giò của cộng đồng Việt nam tại Yukon nên phần làm chả giò được giao cho nhóm Vancouver phụ trách làm việc với các chị sở tại cùng một chị Toronto … biệt phái sang giúp tay.Sáng 01-07, các anh lái xe hoa ra chỗ diễn hành thật sớm để … giành chỗ.

Mọi người sau đó lần lượt ra. 11g mới bắt đầu cuộc diễn hành nhưng vì nôn nao, mọi người tề tựu đông đủ lúc 9g30. Trên mặt ai cũng điểm nụ cười nhưng ánh mắt có thoáng lo âu. Xe hoa còn trống vì muốn giữ bí mật của chủ đề xe hoa đến phút cuối. Và rồi thì giờ khởi hành cũng đến, Hai bà Trưng xuất hiện cùng lính hầu oai ra phết.
Bà Trưng Trắc lại có kiếm thiệt nữa chứ !!! Kiếm nặng làm thân hình mảnh mai của bà cơ hổ không chịu đựng nổi, thế mà bà vẫn hiên ngang vung … kiếm. Bà Trưng Nhị cầm lá cờ Canada, lính hầu cầm cờ Yukon . Bây giờ thì xe hoa thật lộng lẫy với hình tượng Hai Bà người cầm kiếm, người phất cờ, lại có cả lính … hầu, oai ra phết.Giờ chót, một anh mặc quân phục tới xe rút lá cờ vàng, tiến bước chung với lá cờ Canada.

Đoàn diễn hành VN đi trong tiếng vỗ tay reo hò của giòng người hai bên đường. Đội ngũ rất đẹp mắt. Dẫn đầu là tấm băng viết hàng chữ “Cám ơn Canada”, rồi đến các cụ già trong bộ quốc phục Việt Nam chậm rãi bước, cụ lớn tuổi nhất trong đoàn cao niên nămnay đã 86, không ngại đường xa, đa đến để cùng chung vai gánh vác trách nhiệm giữ vững ngọn cờ vàng.
Tiếp đến là lá đại kỳ Canada được 6 chị choàng cờ VN trải rộng, khoan thai bước. Hai anh cầm cờ Canada và cờ vàng tiếp bước.Xe hoa với Hai bà Trưng và lính hầu, tuốt kiếm, phất cờ Canada, Yukon, nhận được lời khen thưởng nồng nhiệt lẫn với những tràng pháo tay không dứt.Sau xe hoa lại thêm một đoàn người diễn hành.

Điểm qua các đoàn xe hoa, đoàn xe của nhóm người Việt tỵ nạn trông không tệ lắm, có hy vọng giải … nhì.Đoàn diễn hành đi qua các phố, dừng lại ở công viên thành phố, nơi sẽ tổ chức buổi lễ tuyên thệ nhập quốc tịch lúc 12g trưa hôm đó, và cũng là nơi các gian hàng bán thức ăn cho ngày lễ hội dựng lều buôn bán.Một nhóm chấm điểm đến xem xét lại xe hoa lần nữa, bàn bạc với nhau rất lâu. Thật hồi hộp.
Hy vọng đoạt giải tăng thêm một chút. Nhưng vẻ mặt của anh trưởng nhóm, tấm lòng Yukon, vẫn còn ẩn nét lo âu.Thật cảm động khi những cụ già Yukon tới nói lời cám ơn, khích lệ đoàn xe hoa, những người dân Yukon đến cho biết cảm tưởng của họ về đoàn xe hoa của người Việt tỵ nạn. Ấm áp biết bao khi nhận những lời khen tặng. Bánh mì và nước uống được đem đến (các chị hoả đầu quân phải thức đến 1g sáng để lo phần ăn trưa này). Mọi người ăn trưa bên gian hàng của mình, sau đó, một số về nhà.

Chuông điện thoại reo … bắt điện thoại … tiếng reo mừng muốn vỡ toang căn nhà … xe hoa đoạt giải nhất. Niềm vui mừng không phải vì giải nhất, mà vì lá cờ vàng đã tung bay trong ngày lễ hội Canada được đón nhận với sự ưu ái của người dân Yukon.

Cám ơn Canada, cám ơn Yukon, cám ơn những tấm lòng không nài vất vả, khó khăn, vững bước bằng trái tim yêu nước, sự dũng cảm, không hãi sợ, đã vượt qua tất cả để ngọn cờ vàng được phất lên trong ngày lễ CANADA DAY tại Yukon.

Hương Cao

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

RU EM CUỐI HẠ


Cuối hè cánh lá trổ vàng
Đôi chim lữ khách ngỡ ngàng bay đi
Rơi trên tóc tiếng thầm thì
Lời yêu của gió vỗ về bờ vai


Nắng nghiêng tà áo trắng dài
Em bâng khuâng tựa vào ai lặng thầm
Chiêm bao tôi thoát cõi trần
Thiên Thai hư thực tình gần như xa


Em tinh khiết nắng ngọc ngà
Còn tôi như giọt sương sa cuối ngày
Mắt em trăng sáng đổ đầy
Bóng đêm úp mặt thơ ngây vào lòng


Xa vời sóng vỗ triền sông
Biển xanh dào dạt tiếng còng gọi nhau
Dã tràng xe cát bạc đầu
Ngàn năm biết có qua cầu thương yêu


Vườn tôi bóng ngả xế chiều
Dám đâu em đến dắt dìu cỏ may
Võng tình nghiêng cánh thơ gầy
Ru em cuối hạ chân mây tím buồn
TRẦM VÂN

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2009

HÌNH DU NGOẠN BẮC CALI


Champagne nhắp cạn men nồng...
Càn khôn..nhắp cạn,tình hồng lên môi..



Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

KORBEL CHAMPAGNE CELLARS

Như đã dự định là sáng nay July 6 phe ta sẽ xuất hành trễ nhất là 9 giờ, (mà rốt cuộc cũng 10 giờ), tới mua hết kho Champagne của hãng Korbel.
Nâng ly mừng ngày gặp mặt, xem ai tỉnh ai say, SM tậu chiếc xe này đưa đón bạn bè vòng vòng ngắm cảnh phòng khi mỏi chân.

Tiêu chuẩn cho 2 người nhưng rồi 4 cũng xong và nếu có thêm bạn thơ nữa cũng dư sức sắp xếp.
Phòng thử rượu còn vắng khách, Thiên Thanh mau mắn giới thiệu Ngàn Sau là khách phương xa Canada, nên 4 vị được mời mọc tận tình, cụng hết ly này đến ly khác, tươi như hoa , quên cả đường về...

Cả nhóm tuy đói bụng chứ cũng dành chút thời gian còn lại ghé coi khu rừng cây Redwoods Armstrong (Armstrong Redwoods State Reserve) . Không gian thật tĩnh lặng với rừng cây thẳng và cao vút bên cạnh dòng sông Russian River.

Khoảng thời gian của những năm 1880, Colonel James Armstrong đã nhận ra được những vẻ đẹp tuyệt vời thiên nhiên của khu rừng và đã đóng góp rất nhiều công sức để hình thành, bảo tồn và phát triển khu sinh thái này.
Tuy không đủ thời gian tản bộ nhưng ai nấy cũng kịp có tấm hình kỷ niệm với cây Redwood gần nhất trên đường đi, Parson Jones cao 310 feet, đường kính 13,8 feet, ước đoán tuổi độ 1300 năm.
Thôi hẹn lại dịp sau nhé các bạn...

Sương Mai
July 6, 2009 9:18 PM

Thứ Hai, 6 tháng 7, 2009