Thứ Ba, 25 tháng 8, 2009

LÊ THỊ CÔNG NHÂN, BẤT KHUẤT


Đêm Thanh Hóa tù co lạnh lẽo
Nhớ quê nhà quạnh quẽ mẹ cha
Anh em tám bốn lạc loài
Nước non nghiệt ngã miệt mài đấu tranh


Thân cô nhỏ nhưng tấm lòng biển cả
Thịt da mềm nhưng sắt thép mềm hơn
Một lòng vì nước vì non
Không màn tra tấn không sờn trại giam

Lũ côn đồ hung tàn quái ác
Chỉ mong chờ xé xác cô ra
Đòn thù gió táp mưa sa
Vùi hoa dập liễu cành tơ cũng tàn

"Đừng mong tôi đầu hàng bọn kiếp
Cũng đừng hòng thỏa hiệp ở tôi
Tự do từ thuở nằm nôi
Nhân quyền Thượng Đế cho người mới sinh"

Cớ sao chúng sự sinh sinh sự
Tra giết người quỷ dữ còn kinh
Toàn dân khốn khổ điêu linh
Oan khiên dậy đất,oan linh ngập trời

Mắt cô sáng hơn sáng ngời ánh thép
Mặt cô tròn đẹp hơn cả vầng trăng
Công dung ngôn hạnh vẹn mười
Luật sư tài đức hộ người oan khiên

Thân bé nhỏ nhưng uy nghiêm đỉnh đạc
Bóng bao trùm ngoài Bắc trong Nam
Vành móng ngựa đứng hiên ngang
Quan tòa vỡ mật công an cúi đầu

Tiếng cô nói vang rền bốn cõi
Như sóng thần bão nổi thất kinh
Ba Đình lăng cũng rung rinh
Cộng quân tán đỡm thần linh giật mình

Ngồi trong tù quang linh sáng chói
Thần lực cô đạp nát lâu đài
Bóng cô sừng sững nguy nga
Bùi thị Xuân đó,đây là tái sinh

Nay thui thủi một mình bóng tối
Chốn lao tù bụng đói nằm co
Nỗi lòng khoắc khoải tơ vò
Lo cho mẹ yếu qua đò thăm con

Mỗi bước đi lệ tràn khóe mắt
Mắt già mờ bước thấp bước cao
Còng lưng mõi gối non cao
Thăm con trại cấm tù lao đói dài

"Mẹ đừng lo thứ hai nhiệm sở
Cũng đừng màng lạnh khổ đói no
Sống tự tại,chết tự do
Nhân quyền dân chủ chỉ lo dân lành"

Xương có lạnh tro tàn thiên cổ
Khí tiết còn lưu ở sử xanh
Nhớ rằng Lê Thị Công Nhân
Anh hùng nước Việt lưu danh muôn đời

Mạc Chiến

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2009

THƠ ĐINH HÙNG

Người đã trao hồn cho núi sông
Thuyền quyên vương mắc chí tang bồng
Chín lần gươm báu trao tay ngọc
Một mảnh nhung y điểm má hồng

Đinh Hùng
Kỷ niệm ngày Triệu Trưng Vương

Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2009

NGƯỜI THIẾU PHỤ TRONG MƯA PHÙN


Người Thiếu Phụ Trong Mưa Phùn Giữa Núi Rừng Việt Bắc

Viết để tưởng nhớ quý chiến hữu đã gục chết trong lao tù Cộng Sản, và cũng để tuyên dương những người vợ lính VNCH, đặc biệt là chị quả phụ của cố Đại úy CSQG Trần Thiên Thọ Hải. ....

Cuối năm 1977, tình hữu nghị anh em xã hội chủ nghĩa giữa Cộng Sản Ta và Cộng Sản Tàu đã trở nên tồi tệ. Đài phát thanh Hà Nội, cái loa tuyên truyền của Cộng Sản Ta đã không còn ra rả phát đi lời tuyên bố của tên Thủ Tướng Đồng “vẩu”. Trước kia, nào là “tình hữu nghị Việt-Trung muôn đời bất diệt” nào là “tình hữu nghị Việt-Trung như răng với môi, môi hở thì răng lạnh” .v.v..

Vì sau khi cưỡng chiếm được miền Nam, các tên lãnh đạo Cộng Sản Ta đã ngả theo Nga, mà quên đi cái ơn của Cộng Sản Tàu trong những năm chiến tranh “anh bộ đội cụ Hồ” đã được Cộng Sản Tàu trang bị cho từ chân lên đến đỉnh đầu, từ đôi dép râu làm bằng lốp xe đến cái nón cối đội trên đầu, thậm chí là cả cái bát ăn cơm, anh bộ đội chỉ có duy nhất “cụ Hồ” là của chính anh.

Để trừng trị thằng đàn em cứng đầu vong ơn bội nghĩa, Tàu Cộng liền cho tên Miên Cộng Polpốt quậy phá ở biên giới phía Nam. Nhưng tên Miên này không làm nên chuyện, nên Tàu Cộng đã dàn quân dọc biên giới phía Bắc để chuẩn bị cho Cộng Sản Ta bài học số một, và như vậy là răng đã cắn sứt môi.

Lo sợ khi Cộng Sản Tàu đánh xuống, anh em tù phía Quốc Gia đang bị giam giữ tại các tỉnh phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ .v.v. sẽ tìm cách trốn sang biên giới phối hợp với lực lượng ly khai của Hoàng Văn Hoan đang được Tàu Cộng ủng hộ, nên gần cuối năm 1977 bọn Việt Cộng đã chuyển anh em tù xuống dần phía Nam đến các trại Vinh Quang hay Tân Lập thuộc tỉnh Vĩnh Phú hoặc các trại Hà Tây hay Nam Hà (Đầm Đùn, Ba Sao) gần Hà Nội.

Tình hình sức khỏe anh em khi còn ở các trại do quân đội Việt Cộng quản lý đã tồi tệ, thì nay càng tồi tệ hơn dưới sự hà khắc dã man của bọn Công An, mà anh em tù quen gọi là bọn “Chó Vàng”, tiêu chuẩn ăn uống thì bị cắt xén ăn bớt. Mỗi bữa ăn chỉ được một thìa cơm với hai khúc sắn tươi, hoặc gần chục lát sắn khô hay một chén sắn duôi (loại sắn được nạo thành sợi hay xắt thành cục phơi khô), vài muỗng canh đại dương (nước muối với vài cọng rau già), hoặc một vài miếng sắn được nấu với muối cho nhừ để làm canh. Họa hoằn, một đôi ba tháng vào các ngày Lễ Tết thì được một chén cơm trắng với hai ba miếng thịt lợn to bằng đốt ngón tay, hoặc một vài miếng thịt trâu từ một con trâu già đã không còn kéo cày nổi hay bị chết vì không chịu nổi cái lạnh mùa đông.
Với chế độ ăn uống như vậy mà phải làm việc khổ sai, dẫn đến tình trạng kiệt lực, người nào cũng chỉ còn da bọc xương. Mỗi buổi chiều hết giờ lao động, anh em tù cởi áo xuống ao tắm, trông như một bầy khỉ ốm đói.

Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi. Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.Thiếu tá Hà Sỹ Phong, phó giám đốc đài phát thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:

Tình trạng bệnh tật và không có thuốc men thật là đáng sợ, bệnh kiết lỵ, phù thủng và thổ huyết rất phổ biến. Đã có một số anh em chết mà anh em tù quen gọi là “quay đầu về núi” vì hầu hết tù nhân chết đều được chôn trên các sườn đồi. Xin đơn cử một vài cái chết của vài anh mà tôi có dịp ở chung.Thiếu tá Hà Sỹ Phong, phó giám đốc đài phát thanh Tự Do, anh ở cùng đội với tôi, mấy ngày trước anh bị bệnh nên cho nghỉ ở nhà trực phòng, sau đó 2 ngày anh được mẹ ở miền Bắc lên thăm. Buổi tối anh cho tôi nửa chén cơm vắt và hai miếng thịt gà kho mặn, anh thì thầm tâm sự:

- Năm 54 tôi di cư vào Nam chỉ có một mình, ông bà cụ luyến tiếc tài sản không chịu đi, bố tôi bị đi tẩy não (tù cải tạo) trong đợt cải cách ruộng đất và chết trong tù, bây giờ mẹ tôi đã ngoài 70 tuổi lại phải đi thăm con ở tù.

Đây là lần đầu gặp lại mẹ tôi sau hơn hai mươi năm xa cách.Nói rồi hai hàng nước mắt anh lăn dài trên má. Tôi lí nhí cám ơn anh về món quà anh đã cho tôi. Sau gần 3 năm tù, đây là lần đầu tiên tôi được thưởng thức một món ăn quá sang trọng như vậy. Tôi xé từng sớ thịt, rồi lại liếm mấy ngón tay, tận hưởng cái hạnh phúc to lớn ấy rồi thiếp dần vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau khi ra khỏi phòng để điểm danh thì thiếu một người, tên thường trực thi đua (một tên tù được đưa lên phụ việc đóng mở cửa và kiểm soát anh em) đi vào thì phát hiện anh Phong đã mê man. Chúng tôi vội cõng anh lên trạm xá nhưng anh đã chết vài giờ sau đó.Ít ngày sau lại đến anh Trung Tá Lạc phòng 2 Bộ tư lệnh Quân Đoàn II. Một buổi chiều sau khi lao động về, anh Lạc ghé sang khu tôi ở, móc trong túi ra một cái bánh chưng đưa cho tôi và nói:

- Hai cháu nó mới ra thăm, cả hai đều được đi dậy học lại và là “giáo viên tiên tiến” nên được cho ra thăm “lăng Bác”. Nó tìm lên thăm mua cho ít quà, chú dùng cái bánh chia vui với tôi, mấy ngày nữa các cháu sẽ lại lên thăm tôi lần nữa.

Tôi đón cái bánh chưng to bằng cái bánh trung thu và lí nhí cám ơn anh rồi vội chia tay, vì sợ tụi cán bộ trông thấy sẽ ghép tôi quan hệ trái phép .v.v..Quả thật những lúc đói khát khó khăn thế này mới thấy cái tình dành cho nhau nó to lớn và sâu đậm. Nhưng rồi không may cho anh, hai hôm sau anh đã chết ngay tại hiện trường lao động không kịp gặp lại các con.

Giữa năm 78 vì đói khát suy dinh dưỡng, cộng thêm cơn sốt vàng da đã khiến tôi kiệt lực, thân thể chỉ còn trên 30kg. Tôi không còn bước đi được nữa, mà chỉ có thể bò được vài ba thước, tôi được đưa xuống trạm xá nằm trong “danh sách chờ”.

Tại đây đã có anh Tư, anh là người hạm trưởng đã sang Singapore rồi lại quay về, anh bị bệnh phù thủng lại thêm phần ân hận vì đã quay về để rồi bị đi tù mút chỉ, nên chỉ ít ngày thì anh chết. Rồi đến Trung Tá Mai Xuân Hậu, Tỉnh trưởng Kontum, Thiếu Tá Đặng Bình Minh lái trực thăng cho Tổng Thống Thiệu, Trung Tá Lý. Dường như chẳng còn ai quan tâm đến cái chết, chả thế mà vẫn còn nói đùa: “Đ.M. mày qua mặt tao mà đíu bóp còi”. Cũng thời gian này, có một bài hát đã được anh sáng tác tôi vẫn còn nhớ được ít câu:

“Rồi một ngày mai không có anh, em không còn phải nhớ phải mong
- Rồi một ngày mai thân xác anh quay đầu về núi
- Cô đơn ngồi khóc một mình
- Không một lần kịp vuốt mắt anh
- Ôi mây lang thang về phía trời xa vời, nhìn trông theo cánh chim từng đàn, để mình ta với bao ngày tháng xanh rêu, bụi thời gian lấp kín hồn mình, đớn đau trong lòng mà nhớ về nơi xa,ôi ngày về còn dài bao lâu
- Rồi một ngày mai anh chết đi, em không còn phải khóc phải thương
- Rồi một ngày mai thân xác anh đi vào lòng đất, cô đơn phủ kín đời mình.
- Không một lần kịp nói tiếng yêu.”

Nhưng rồi may mắn hơn, số tôi chưa tới, nên căn bệnh sốt vàng da không biết có phải nhờ ba cái lá ổi, lá xoan hay không, mà tự nhiên biến mất. Và may mắn thay, nhờ mảnh giấy tôi gửi lén về qua một chị ra thăm chồng, tuy bị tụi công an phát giác, nhưng chị cũng đã nhớ cái địa chỉ ở Biên Hòa, nên chị đã đi tìm báo cho gia đình tôi biết.

Nhờ vậy, cuối năm 79 mẹ tôi và vợ con tôi ra thăm, tên Vinh cán bộ giáo dục của trại trước khi tôi ra gặp đã chỉ cho tôi gặp 5 phút vì tôi đã gửi lén thư, nhưng tên công an dắt tôi ra đã cho tôi gặp gần một giờ. Gặp lại mẹ và vợ con sau hơn 4 năm chỉ biết khóc. Chỉ nói được vài câu thì đã hết giờ, tôi đứng dậy chào từ biệt, lòng buồn rã rượi, rồi chống gậy lom khom lết về trại, một tên tù hình sự được chỉ định giúp tôi đẩy cái xe cải tiến chở đồ thăm nuôi vào trại.

Nhờ chuyến ra thăm này mà tôi dần dần hồi phục, lúc này mỗi tuần đều có một vài anh em “quay đầu về núi”. Cái đồi sắn ở phía đội 12 sau hơn hai năm đã có gần 300 anh em tù chính trị được chôn ở đó.Gần tết năm 79 tôi chuyển sang đội 17 lâm sản, chuyên đi lấy củi để sử dụng cho bếp trại, thời gian này do áp lực của quốc tế, nên chúng buộc phải cho gia đình đi thăm nuôi, nên sức khỏe của đa số anh em đã dần dần hồi phục. Một số anh em “con bà phước” cũng được anh em đùm bọc, nên cái bóng thần chết đã bị đẩy lùi.
Hàng đêm tại các phòng, anh em lại tụ tập quanh ngọn đèn dầu với ấm trà cặm tăm, loại trà thật đặc được pha hoàn toàn bằng búp trà “hai tôm một tép” sao sấy cẩn thận, do anh em đội trà lén mang về.

Các tay văn nghệ lại bắt đầu tổ chức ca hát nhạc vàng hàng đêm, khiến tụi cán bộ trại điên đầu, chúng bắt đầu cảm thấy hoang mang vì thấy tù càng bị nhốt lâu lại càng ung dung tự tại, không còn hoang mang lo sợ, lại thêm đám cán bộ nhí bắt đầu bị anh em tù thu phục.

Chúng bắt đầu xin anh em chép và dạy cho chúng hát nhạc vàng, có tên còn xin đồ ăn và thuốc hút. Những buổi lên lớp do tên Trung tá Thùy nói chuyện đã bị anh em phản kháng bằng cách vỗ tay và cười, đã làm cho hắn ngượng ngùng. Chẳng hạn như lúc hắn khoác lác về tên Phạm Tuân đã bay Mig 21 lên, rồi tắt máy phục kích ở trong mây, đợi B52 đến rồi nổ máy tiêu diệt, hay làm phụ lái cho tàu vũ trụ bay lên không gian nghiên cứu bèo hoa dâu để nuôi lợn .v.v.

Rồi sang đến cuối năm 80 thì cũng chính tin đồn anh em tù sẽ đi Mỹ, phát ra từ trong đám cán bộ, dân chúng quanh vùng quý tù miền Nam và ghét cán bộ ra mặt. Anh em đã san xẻ thuốc men cho dân ốm đau trong vùng, khi đi lao động ngoài Bến Ngọc. Anh em thường gọi đây là công tác dân sự vụ.

Một buổi tối cuối năm, sau khi đã điểm danh vào phòng, anh em đang tụ tập đàn hát như thường lệ, lúc kẻng báo tắt đèn đến giờ ngủ thì tên cán bộ trực tại trại đến cửa phòng nói vọng vào yêu cầu Phan Thanh đội trưởng lâm sản cử 4 người đi “lao động đột xuất”. Thanh, Diệp, Tân và tôi mặc quần áo cho thật ấm và cũng không quên mang theo tấm nylon đề phòng mưa, vì mùa đông miền Bắc thật lạnh, lại thường có mưa phùn.
Chúng tôi được lệnh xuống chỗ đội 12 lấy cuốc xẻng và thùng xách nước bỏ lên xe cải tiến đi về phía khu nhà tiếp tân. Tên cán bộ đi theo đưa cho tôi cái đèn bão leo lét. Ngang khu nhà tiếp tân thì đã thấy một thiếu phụ trong bộ đồ tang trắng đang đứng đợi.

Dường như đã được sắp xếp, người thiếu phụ lặng lẽ đi theo, tên cán bộ ra lệnh cho chúng tôi đi ra khu nghĩa địa. Đến nơi, hắn bảo chúng tôi đi tìm mộ của Trần Thiên Thọ Hải. Chúng tôi nhớ ra đại úy Hải chết vào đợt những anh em đầu tiên năm 1977, như vậy là nằm ở sâu trong cùng sát chân đồi. Sau gần 15 phút chúng tôi đã tìm được ngôi mộ của anh với tấm bia chỉ nhỏ bằng tờ giấy học trò ghi lờ mờ, còn nắm đất thì chỉ cao hơn mặt đất chừng một tấc. Chúng tôi được lệnh là đào để bốc cốt cho chị mang về trong Nam.
Việc đầu tiên là tìm một ít cành khô để đốt một đống lửa sưởi ấm và lấy ánh sáng, chị bắt đầu lấy ra môt bó nhang đốt lên rồi quỳ xuống vái ba lạy. Cầm nguyên bó nhang chị thổn thức khóc và nằm phủ phục lên ngôi mộ. Dưới ánh lửa tôi thấy thiếu phụ còn rất trẻ chỉ khoảng dưới 30, nét mặt xương xương.

Chúng tôi đứng lặng yên tôn trọng nỗi đau của chị, cho đến khi tên cán bộ yêu cầu chúng tôi “khẩn trương” bắt tay vào việc, vì trời đã lâm râm mưa phùn. Chúng tôi dìu chị đứng dậy sang bên cạnh và bắt đầu đào. Chỉ không đầy 20 phút chúng tôi đã đụng lớp ván đã mục, vì khi tù nhân chết thì chỉ được bỏ vào cái quan tài nhỏ vừa khít người được đóng bằng loại gỗ bạch đàn hay bồ đề, một loại cây được trồng để làm giấy, nên rất nhẹ xốp, được xẻ thành từng thanh và đóng hở như cái vạt giường, nên thấy cả xác nằm bên trong và đám tù hình sự khi đi chôn thì chỉ đào sâu khoảng 4 tấc rồi vùi lấp qua loa.

Gỡ lớp ván trên mặt, bên trong là bộ quần áo tù đã rữa nát. Tôi đi xách một thùng nước ở dưới ruộng để rửa cho sạch đất, người thiếu phụ cũng đã lấy ra một cái thau nhựa và đổ vào đó một ít rượu. Chúng tôi cẩn thận nhặt từng cái xương rũ cho bớt đất, rửa cho sạch rồi trao cho chị. Chị cầm từng cái rửa trong rượu, rồi bỏ vào cái bịch nylon hai lớp. Chị đưa cho chúng tôi mỗi người một gói thuốc Tam Đảo rồi vừa làm chị vừa tâm sự:

- Giữa năm 79, em có xin phép ra thăm, nhưng khi đến trại thì họ nói là không có anh Hải ở đây, nhưng ít tháng sau thì em được tin anh Hải đã chết từ năm 77, do một chị bạn ra thăm chồng về cho biết.

Như vậy là họ đã dấu nhẹm không báo cho gia đình, mới đây một người mách bảo cho em ra Bộ Nội Vụ ngoài Hà Nội làm đơn xin bốc cốt, sau mấy lần làm đơn cuối cùng họ đã phải cho. Nhưng khi đến đây thì họ chỉ cho làm vào ban đêm và sau khi xong, họ không cho em ở lại nhà tiếp qua đêm với lý do là ô uế.

Sau gần một giờ, thấy có thể đã không còn sót cái xương nào, chúng tôi bảo chị để tránh rắc rối chị không nên mặc bộ đồ tang này. Chúng tôi lấy bộ quần áo tang quấn quanh cái bao nylon đựng cốt bỏ vào cái bị cói lớn rồi lấy sợi dây chuối khô khâu miệng lại để không ai nhìn thấy.

Trên đường về trại, lúc đến chỗ rẽ, chị lý nhí vừa thổn thức khóc vừa cám ơn rồi dúi vào tay chúng tôi mấy gói thuốc còn lại. Nhìn người thiếu phụ tay xách cái bị cói đựng cốt chồng, lặng lẽ đi trong đêm, trên con đường rừng cô quạnh, khiến chúng tôi vô cùng thương cảm, ngậm ngùi, đứng trông theo. Bỗng sự uất ức trào lên rồi không nén lại được, tôi thốt lên trong kẽ răng:- Đ.M. Chúng mày rồi sẽ phải trả giá cho hành động này!
Chúng tôi đi vào theo cửa hông của cổng trại, rồi lặng lẽ đi về phòng. Tên thường trực thi đua đã đứng đợi sẵn để mở cửa.

Đã quá nửa đêm, cái lạnh đã thấm sâu vào người, nằm co quắp dưới lớp chăn mỏng, tôi thầm ái ngại cho số phận của người đàn bà bất hạnh. Chị mang cốt chồng đi giữa đêm trời giá lạnh của vùng rừng núi Việt Bắc, như người vợ, người mẹ Việt Nam đang mang nỗi đau, nỗi bất hạnh của cả một dân tộc đi trong đêm tối bão bùng.

BÀI TRÍCH TU VĂN TUYỂN
Ngày 21 tháng 8 năm 2009

Thứ Tư, 19 tháng 8, 2009

NHỚ VỀ XỨ HUẾ





Ai về xứ Huế mến yêu
Cho tôi gửi nhớ về Chiều Đông Ba
Dập dìu áo lượn đôi tà
Chợ vui nhộn nhịp người qua vội vàng
Tiếng chuông Thiên Mụ ngân vang
Trên cao đỉnh Ngự từng hàng thong reo
Dòng Hương khua nhẹ má chèo
Con thuyền lướt sóng gửi theo tiếng hò
Tỉnh Tâm sen trắng mặt hồ
Chợt nghe ngàn tiếng nam mô vọng về
Tràng Tiền nối nhịp tình quê
Ai qua vành nón nghiêng che nụ cười
Trường Đồng Khánh nắng vàng rơi
Nhớ tà áo tím bồi hồi ngày xưa
Nhặt giùm tôi tiếng guốc khua
Xâu thành chuỗi nhớ bao mùa áo bay
Về Thôn Vĩ Dạ đêm gầy
Trăng nghiêng vườn mộng trúc thay áo vàng
Heo mây chờ bong Thu sang
Lá thay tôi thả đôi hàng thơ thương

Trầm Vân

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2009

NGỰA GỖ THÀNH TROIE


Troie là môt thị trấn ven bờ sông Seine, nằm cách thủ đô Paris Pháp quốc 150 km về hướng đông nam. Từ thế kỷ thứ 9 sau công nguyên, Troie được công chúng Pháp xem như là đế đô vì hoàng đế Louis De Stammerer nhận vương miệng đăng quang từ tay Giáo Hoàng John VIII hồi năm 878.

Cho đến nay, nghệ nhân Pháp vẫn mặc nhiên xem mơi nầy là cái nôi văn hóa. Ngựa Gỗ thành Troie" được quay thành phim với nhan đề "Hélène de Troie", làm giới ghiền xi-nê tại Saigon, hồi năm 1957, xếp hàng chờ chực mua vé vào xem vì được quảng cáo là cuốn phim vĩ đại nhất thế kỷ.

Phim này phỏng theo thiên anh hùng ca The Odyssey của Homer. Thiên anh hùng ca này dài trên 10.000 câu thơ nói về cuộc hành trình qui cố hương của Ulysses (Hy Lạp: Odysseus). Đây là cuộc trở về sau chiến thắng rực rỡ thành Troie. Cuộc chiến thành Troie này cũng là tác phẩm thi ca hào hùng Iliad của Homer và nhân vật chính gây ra cuộc xung đột này là nàng Helen. Dưới tựa đề Hélène de Troie/Helen of Troy/Con ngựa Gỗ Thành Troie.

Cuộc tấn công thành Troie này của lực lượng Hy Lạp là để đòi lại nàng Helen bị hoàng tử Paris của thành Troie bắt cóc về làm vợ. Cuộc vây hãm thành này kéo dài gần 10 năm cho đến khi chàng Ulysses có sáng kiến làm một con ngựa gỗ dấu binh sĩ (800 lính) vào bụng ngựa và giả vờ rút quân để ngựa gỗ lại. Quân trong thành tưởng địch quân Hy Lạp nản chí rút lui liền mở cửa thành kéo ngựa vào mở tiệc liên hoan say khướt.

Đêm khuya khi binh sĩ thành Troie say ngủ, toán quân núp trong ngựa gỗ đu giây xuống mở cửa thành cho binh sĩ ở ngoài vào tấn công và thành Troie bị thất thủ.

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

BÀI THƠ CHO EM

Anh bắt đầu làm thơ cho em
Khi tình yêu thức trong lòng như nắng
Không phải tự nhiên giấc mơ có cánh
Bay trong đời sá kể thời gian

Như màu chiều khó gọi tên
Vang gợi trong lòng em chưa thành tiếng
Trong tình yêu giữ nguyên môi thánh thiện
Sợi tơ trời đo không hết yêu thương

Em vẫn còn xa anh nhớ một phương
Xanh giòng sông chở mượt mà tiếng hát
Lẫn bóng hình em dáng gầy cánh hạc
Anh rải tình mơ hóa đảo nguyên sinh

Cố nén lòng yêu anh kéo chuông tỏ tình
Trầm bổng câu thơ vang lời ẩn dụ
Trong tâm thức lắt lay thành vần điệu
Tan bên trời lời..ngõ..yêu em,yêu..em

Nguyễn Hữu Thụy
(Bài thơ tình dễ thương)

KỸ NIỆM CUỘC VIẾNG CẢNH 3 HỒ NƯỚC TẠI CALI


Tôi trở lại Cali lần này cũng vào mùa Hè, tiết trời năm nay tuy nóng bức nhưng đã ghi lại trong tôi nhiều kỹ niệm khó quên .

Một trong những kỹ niệm đáng ghi nhớ, là những cuộc ngoạn cảnh bên các hồ nước tại 3 vùng khác nhau .

- Hồ nước Thành Phố Lakewood . (Thanh Tài)
- Hồ Rohnert Park Bắc Cali .(Sương Mai)
- Hồ Ấu Khanh Thành Phố Irvine .

1.- Vào những buổi chiều dịu nắng, chúng tôi thường tản bộ ngắm cảnh quanh hồ Lakewood gần nơi Thanh Tài cư ngụ . Hồ Lakewood luôn dịu mát nhờ những hàng cây cao rợp bóng , tạo cho chúng tôi thật thoải mái khi ngồi nghỉ chân, chăm chú nhìn đàn vịt đen xám nhởn nhơ bơi lội dưới Hồ gợn sóng . Đàn vịt này nhỏ giống như vịt VN, chứ không bự như vịt trời xứ Canada của tôi đang ở, hay bự như đám vịt vùng Bắc Cali, nơi Sương Mai cư ngụ . Bên kia hồ là từng dãy nhà rất đẹp, khiến Tôi có ước mơ, nếu có được ngôi nhà ở đây thì thật là thần tiên biết bao . Quanh hồ các ghế ngồi cho khách nhàn du nghỉ chân, được thiết trí rất mỹ thuật, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên.

Theo phỏng đoán của tôi, Hồ nước này chu vi khoảng hơn một dặm , không biết có đúng không ? Bãi cỏ chung quanh hồ, hầu như được chăm sóc rất cẩn thận và sạch sẽ, không khí lại mát mẽ trong lành . Vì vậy khách phương xa thường tìm đến nơi này để pinic hay tắm nắng và múa hát, vui đùa theo tiếng nhạc , và đặc biệt hơn cả, là nơi rất thích hợp cho những cặp tình nhân đến đây ngồi tâm sự mà không bị người quấy rầy . Quang cảnh hồ thật hữu tình nên ai đến rồi cũng muốn ghi lại vài tấm hình để làm kỹ niệm sau này . Tôi và Thanh Tài cũng chụp vài tấm hình để kỹ niệm những ngày ghé thăm Cali.



2.-_ Hồ Rohnert Park Vùng Bắc Cali nơi SƯƠNG MAI cư ngụ . Đây là một cái hồ nên thơ, đầy lãng mạn . Ai đến đây một lần là sẽ NHỚ HOÀI NGÀN NĂM . Cho nên SM khi nào rảnh rỗi là xách máy hình ra đây để ghi kỹ niệm. Cái hồ này đã là nguồn cảm hứng cho 3 Đại Thi Sĩ SM ,TT,NS làm nên một tác phẩm bất hủ, để đời...

Trời buồn con vịt bơi quanh
Cây buồn ,lá đổ ,tơ mành liễu rung
Mây xa, rười rượi , lùng bùng
Nhỏ muôn giọt lệ phủ trùm thế gian
Nước hồ gợn sóng lăn tăn
Một đàn vịt xám lội quanh mặt hồ
Tha nhân tức cảnh làm thơ
Liễu xanh, hồ biếc, điểm tô gót giày!

Trời buồn con vịt nó kêu
Nó kêu cạp cạp, người yêu đâu rồi ?
Người yêu ở tận chân trời
Mày bơi lại đó lôi về giùm tao !

hì hì hì

Hồ nước Rohnert Park có một đàn vịt trời thật bự, và lại có cả người chăn , nên không làm sao mà chúng tôi quên được. Dù đang là Hè, nhưng ai đến hồ vào buổi chiều thì đều phải mặc áo ấm, đội mủ vì trời rất lạnh .

Ở đây chúng tôi chụp được những tấm hình thật đẹp, đã được đưa vào Trang Thơ ghi lại một cuộc du ngoạn đầy thú vị , nhất là lại có đạo diễn chụp hình nữa chứ, người may mắn làm mẵu hôm đó là TT, đuợc đạo diễn bố trí cẩn thận ! sửa lui , sửa tới, sửa thét tấm hình cũng mắc cở luôn ! Nhưng dù sao cũng rất vui, được làm người mẫu chụp hình!
Đặc biệt hồ này lúc về còn lưu lại dấu giày, ai muốn lên xe đều phải clean giày thật kỹ ! Tôi có bài thơ tức cảnh như sau :

Liễu xanh rũ bóng tà dương
Đón chào du nữ hà phương thăm hồ
Hàng cây soi bóng nên thơ
Phong lưu cảnh sắc đợi chờ ai đây ?


3.- Cuối cùng là hồ nước ẤU KHANH thuộc vùng Irvine, là cái hồ thứ 3 mà chúng tôi ghé thăm

Hồ này cũng lớn, không đi vòng quanh được, cảnh trí ở đây, nhà cửa sang trọng hơn. Đi qua cái cầu lớn, dừng lại trên cầu chụp hình, xuống dưới chân cầu có nhiều tảng đá, ngồi lên đó để chọn cảnh ! Cảnh ở đây cũng rất đẹp . Nhưng sao chụp hình không vui bằng ở hồ SM và không nên thơ bằng ở hồ TT. Ấu Khanh chụp hình cũng đẹp lắm, mà người lại đi đông nữa, tới 7 mạng lận, vừa đi vừa nói đủ thứ chuyện, cái hồ này cũng có vịt bơi lội chung quanh . Có lẽ cảnh cũng vui buồn tuỳ theo tâm trạng của mỗi người . Trong 3 hồ nước theo tôi, có lẽ hồ Rohnert Park nơi SƯƠNG MAI ở, là hồ đáng ghi nhớ nhứt .

NS